Mặc dù, công ty có trụ sở tại Anh nhưng ARM vẫn có nhiều công nghệ từ Mỹ. Như vậy, động thái này của ARM cho thấy chính sách cấm vận của chính quyền Donald Trump đã vượt ra khỏi phạm vi nước Mỹ. Trước đó, công ty sản xuất chip Infineon Technologies của Đức cũng ngưng giao các lô hàng đến Huawei.
Những năm gần đây, Huawei gặt hái được thành công khi liên tục tung ra dòng chipset có hiệu năng tương đương với Qualcomm. Thậm chí họ còn là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới làm ra SoC di động trên tiến trình 7 nm.
Những thành công trên là nhờ vào sự hợp tác giữa Huawei và ARM. Mới đây nhất, Huawei ra mắt con chip Kirin 980, vi xử lý mạnh mẽ nhất của hãng được trang bị trên Huawei P30 Pro, Mate 20 Pro và Honor 20 Pro.
Việc đình chỉ kinh doanh với Huawei của ARM khiến tương lai của hãng điện thoại Trung Quốc đen tối hơn bao giờ hết. Từ sau lệnh cấm này, Huawei sẽ không thể sản xuất bất kỳ con chip nào trên cấu trúc ARM nữa. Họ phải tái thiết kế lại con chip và việc này khá mất thời gian lẫn nguồn lực.
Như vậy, Huawei sẽ khó có thể làm được smartphone khi cả hệ điều hành và con chip đều không được cấp phép.
ARM có tên trước đây là Advanced RISC Machine. ARM Holdings phát triển kiến trúc và cấp phép cho các công ty khác sản xuất chip xử lý bao gồm các SoC và các mô-đun hệ thống (SoM) kết hợp bộ nhớ, giao diện, radio. Ngoài ra, ARM cũng có thể thiết kế các lõi thực hiện tập lệnh và cấp phép cho hãng khác sử dụng.
“Đây giống như một cú knock out dành cho Huawei. Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất chip ARM của Huawei”, một chuyên gia phân tích kỹ thuật giấu tên nói với BBC.
Hiện nay, cấu trúc ARM được xem là tốt nhất về khả năng tiết kiệm năng lượng và hiệu suất xử lý. Chính điều này đã đẩy Intel, nhà sản xuất chip PC lớn nhất thế giới, đối thủ cạnh tranh mảng chip di động của ARM vào cõi chết. Ba năm trước, vì không cạnh tranh được với ARM, Intel buộc phải sa thải 12.000 nhân viên mảng di động và chấp nhận gia công cho đối thủ.
![]() |
Để đánh giá khách quan nhất về tốc độ mạng Wi-Fi, bạn cần biết rõ gói cước Internet mình đang sử dụng là gì. Các nhà cung cấp có các gói dịch vụ Internet khác nhau, phí dịch vụ càng cao thì dĩ nhiên tốc độ đường truyền sẽ tốt hơn. Nếu kiểm tra xong mà sóng vẫn chậm, thì xem lại vị trí đặt bộ phát Wi-Fi có vật cản nào không sau đó di chuyển thiết bị lại trung tâm của ngôi nhà - nơi có ít vật cản nhất để tăng tốc độ mạng ở một số "góc chết".
Không những thế có thể kiểm tra tốc độ của đường truyền bằng cách truy cập vào website:http://www.speedtest.net. Trước khi truy cập, nên ngắt hết kết nối của các thiết bị khác với bộ phát wifi này để có được kết quả chính xác nhất.
Nếu tốc độ mạng của bạn thấp hơn gói cước mà bạn đang sử dụng, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ Internet để yêu cầu được kiểm tra đường truyền. Trong trường hợp tốc độ bạn kiểm tra được giống trong hợp đồng, hãy đi xung quanh một số điểm trong nhà bạn và tiếp tục kiểm tra xem Wi-Fi bắt đầu yếu đi ở đâu.
2. Sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu đối với nhà có diện tích nhỏ hoặc chung cư
Nếu bạn đang sống trong một căn nhà nhỏ hoặc chung cư, giải pháp tốt nhất để tăng tốc độ mạng là sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu - như TP-Link Extender giá 25,49 USD (tương đương 600 nghìn VNĐ), được bán trên Amazon.com để khắc phục.
Bước vào năm thứ 4 kể từ khi chính thức đưa vào hoạt động, VLIVE đang phát triển đúng tính chất một nền tảng mang tính toàn cầu với tốc độ “vũ bão” khi hàng tháng có hơn 30 triệu người sử dụng, trong đó số người dùng ngoài Hàn Quốc chiếm đến 85%. Đặc biệt, trong 3 năm vừa qua, người sử dụng tại châu Âu tăng 649%, châu Mỹ tăng 572%, châu Phi tăng 1177%.
Bà Park Sun Young – CEO của Naver V CIC (công ty quản lý trực tiếp của VLIVE) – chia sẻ: “Trong 20 năm qua, Naver luôn đề cao nhu cầu giao lưu giữa người sử dụng – người tìm kiếm thông tin cần thiết, mong muốn chia sẻ ý kiến cá nhân với những ai có cùng mối quan tâm để phát triển các dịch vụ của mình”. Bà cũng cho biết: “VLIVE là dịch vụ cộng đồng được phát triển theo phương thức mới dựa trên sự kết hợp của hai yếu tố: Nhu cầu giữa những người hâm mộ có cùng mối quan tâm đến “Nghệ sĩ” và khả năng cạnh tranh về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực phát sóng trực tiếp mà chỉ Naver mới có”.
![]() |
Không chỉ gần 1.000 nghệ sĩ Hàn Quốc gồm TWICE, Blackpink, GOT7, Winner..., mà khoảng 200 nghệ sĩ Việt Nam cũng đã mở kênh riêng trên VLIVE như Noo Phước Thịnh, Sơn Tùng M-TP, Đông Nhi, Vũ Cát Tường, Đức Phúc… Ngay cả những Creator như MisThy, Pew Pew... cũng bắt đầu chú ý đến VLIVE, thậm chí có những chương trình giải trí riêng.
BTS là một trong những nghệ sĩ đã đồng hành cùng VLIVE từ những ngày đầu tiên. Đến nay, hầu như VLIVE là kênh duy nhất mà BTS chọn lựa để lên sóng tán gẫu và tiết lộ những hoạt động cá nhân cũng như kế hoạch mới của nhóm.
Tiến bước đến thị trường giải trí thế giới với ‘Fanship’ - Câu lạc bộ người hâm mộ online toàn cầu
Bà Park cho hay: “Trọng tâm của VLIVE là trở thành nền tảng giúp các ngôi sao, Creators trên toàn cầu trở thành "nhân vật chính", hỗ trợ họ trong việc phát triển, tiến ra thị trường thế giới với công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số (data). Chúng tôi đã xây dựng nên "Fanship" – Fanclub Online dựa trên nền tảng big data - dành cho các ngôi sao và những người sáng tạo nội dung, nơi họ có thể làm nên membership dành cho fan của mình, đồng thời phân tích và tận dụng dữ liệu có được”.
![]() |
Bà Park Sun Young và ông Jang Jun Ki - CEO của Naver V CIC |
Bà Park cho biết thêm: "Fanship" là nền tảng cộng đồng toàn cầu duy nhất tích hợp các tính năng như hệ thống quản lý hội viên, hệ thống truyền tải phát sóng trực tiếp, thanh toán toàn cầu… - Những tinh hoa công nghệ kỹ thuật tân tiến mà Naver tích lũy lâu nay. Với Fanship, VLIVE sẽ tạo ra giá trị mới trong thị trường giải trí toàn cầu”.
![]() |
Riêng với người hâm mộ, khi tham gia Fanship, họ sẽ được trải nghiệm những ưu đãi, tính năng mà chỉ các thành viên mới có thể cảm nhận, như xem video, ảnh độc quyền, tiếp nhận những thông tin riêng, được mua vé, sản phẩm official nhanh nhất...
" alt=""/>Nền tảng phát sóng trực tiếp VLIVE mang trải nghiệm chân thực nhất trong thời đại công nghệ 5G